Cây tía tô, uống nước tía tô có tác dụng gì? và cách nấu nước lá tía tô

Tía tô – một loại rau thảo dược, một loại gia vị phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Không dừng lại với vai trò là một loại thực phẩm. Ngày nay, tía tô còn được rất nhiều người làm nước uống để đem đến nhiều lợi ích trong sức khỏe và làm đẹp. Hãy cùng Kênh Đầu Bếp tìm hiểu lí do “tại sao nhiều người lại quan tâm tía tô đến vậy” và “uống nước tía tô có tác dụng gì” trong bài viết dưới nhé.

Bài viết được xây dựng từ kết quả những nghiên cứu thực tế dựa trên các tác dụng của tía tô cùng những nguồn tài liệu chọn lọc có uy tín.

Đặc điểm của cây tía tô

Cây tía tô, uống nước tía tô có tác dụng gì? và cách nấu nước lá tía tô

Tía tô có tên khoa học là Perilla fructescens. Thuộc dòng thân thảo sống và phát triển quanh năm. Cao từ 40 – 100 cm, ưa sáng và đất ẩm. Lá tía tô có kích thước và hình dạng tương tự lá kinh giới, có răng cưa quanh lá và được phủ lớp lông tơ mềm. Lá có màu tím hoặc xanh tím, có vị cay nồng thường được ăn sống hoặc nấu nước uống.

Thành phần dinh dưỡng của lá tía tô

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng chứa trong 100 gam lá tía tô tươi:

  • Năng lượng : 25 calo
  • Carbohydrate : 7 g
  • Chất xơ : 7 g
  • Chất béo: 0 g
  • Vitamin C: 43% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày
  • Canxi : 23%
  • Sắt : 3.2 mg
  • Photpho : 18.3 mg
  • Tinh bột : 3.4 g
  • Cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi khác

Uống nước tía tô có tác dụng gì?

Lá tía tô mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp như:

  • Giúp trắng da, mờ các nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa
  • Ngăn ngừa sâu răng, vi khuẩn trong khoang miệng
  • Trị đau nhức xương khớp
  • Trị đau dạ dày và các bệnh liên quan đến dạ dày
  • Điều trị các bệnh gout
  • Tuyệt vời cho các bệnh hen suyễn, cảm lạnh và viêm phế quản
  • Trị dị ứng, mề đay, viêm da
  • Trị bỏng nắng, mụn cóc trên da
  • Tốt cho não bộ, giúp đầu móc minh mẫn và chống lại trầm cảm
  • Tác dụng của lá tía tô trong việc giảm cân
  • Các tác dụng của lá tía tô trong nấu ăn và thực phẩm

Giúp trắng da, mờ các nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa

Sự có mặt của hoạt chất Priseril giúp tía tô có tác dụng tuyệt vời trong việc làm trắng da, trẻ hóa làn da và cải thiện sắc tố da hiệu quả. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong tía tô cũng chứa các vitamin E, C giúp tăng cường độ ẩm cho da, cho da mịn màng rạn rỡ hơn.

Sử dụng nước lá tía tô giúp cải thiện làn da được phụ nữ Nhật Bản rất hay sử dụng. Chỉ cần đun lá tía tô khoảng 10 – 15 phút để lấy nước tắm. Sẽ rất hiệu quả, trong một thời gian ngắn, da toàn thân sẽ cải thiện rõ rệt.  

Ngăn ngừa sâu răng, vi khuẩn trong khoang miệng

Tại khoa nghiên cứu trường Đại học Asahi Nhật Bản đã kết luận rằng trong hạt và cây tía tô chứa ethyl acetat và polyphenol được phân lập tạo thành luteolin cho tác dụng chống lại các vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và cho hơi thở thơm mát.

Trị đau nhức xương khớp

Nước lá tía tô được dân gian hay sử dụng trong việc trị các chứng đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Theo đông y, tía tô giúp chống viêm, giảm sự đau nhức các khớp tay, chân.

Rất đơn giản và hữu ích. Chỉ cần ăn sống hoặc nấu nước tía tô uống hay giã lá tía tô kèm một ít muối, đắp lên vùng đau nhức sẽ giảm đau đáng kể và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Trị đau dạ dày và các bệnh liên quan đến dạ dày

Trong lá tía tô chứa các hoạt chất như: flavonoid, quercetin, acid rosmarinic,…khi được đưa vào dạ dày sẽ tác dụng lên thành mạc giúp sát trùng, kháng viêm và làm giảm các khó chịu tại dạ dày vô cùng hiệu quả. Một số nghiên cứu về nước lá tía tô cũng cho thấy, lá tía tô có thể giúp giảm các cơn đau đầy bụng, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày,….

Điều trị các bệnh gout

Theo số liệu từ sở y tế Bắc Giang. Hơn 95% nam giới trung niên Việt Nam mắc phải bệnh gout. Ngoài ra, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh.

Uống nước tía tô có tác dụng gì với người bệnh gout là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm trong những năm trở lại đây. Sở dĩ nước có tác dụng với bệnh nhân gout bởi trong lá tía tô chứa xanthine giúp ức chế sản sinh acid uric. Cùng kết hợp với lutein trong lá cho hiệu quả trong việc giảm đau, giảm sưng và đào thải acid uric ra ngoài theo đường tiểu. Từ đó làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh đáng kể.

Tuyệt vời cho các bệnh hen suyễn, cảm lạnh và viêm phế quản

Theo y học hiện đại, tía tô chứa quercetin và luteotin giúp giảm tổn thương của các gốc tự do gây hại trong quá trình bệnh. Tác dụng rất tốt cho đường hô hấp cả người lớn và trẻ em, giúp tăng dung tích phổi và làm người bệnh thở dễ dàng hơn.

Ngoài ra, giới Đông Y cũng ưu chuộng lá tía tô trong việc trị các bệnh về hen, cảm lạnh, viêm phế quản nhờ đặc tính ấm, vị cay của lá giúp tiết mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm.

Trị dị ứng, mề đay, viêm da

Tinh dầu trong lá tía tô giúp kháng khuẩn và làm lành tổn thương da rất tốt. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp kiểm soát giải phóng histamine khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Các nghiên cứu về tác dụng của lá tía tô cũng chỉ ra rằng lá tía tô kiểm soát và trị các vấn đề liên quan đến dị ứng như: ngứa, chảy nước mắt, nước mũi, hắc hơi, khó thở,…

Trị bỏng nắng, mụn cóc trên da

Khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ bị tổn thương như bỏng nắng. Với lá tía tô sẽ giúp bạn trị bỏng nắng ngay tức khắc. Chỉ cần đắp lá tía tô giã nát lên vùng da tổn thương sẽ hết ngay. Uống nước tía tô cũng sẽ ngăn chặn say nắng, đột quỵ do ánh nắng trực tiếp mặt trời. Ngoài ra, đắp lá tía tô còn có thể trị mụn cóc trên da.

Tốt cho não bộ, giúp đầu móc minh mẫn và chống lại trầm cảm

Dựa vào các hoạt chất chống oxy hoá tác động tích cực đến trung tâm dẫn truyền thần kinh trong não giúp đem lại cảm giác dễ chịu cho toàn hệ thống thần kinh. Theo nghiên cứu về tác dụng của tía tô tại đại học Y Khoa Maryland Hoa Kỳ đã phát hiện hoạt chất Alpha Lipoic acid trong hạt tía tô giúp điều trị hiệu quả chứng trầm cảm.

Tác dụng của lá tía tô trong việc giảm cân

Với đặc tính giàu chất xơ và nhiều tinh dầu cho khả năng đốt cháy năng lượng và đào thải mỡ thừa hiệu quả. Trong Đông Y tía tô có tính ấm, giúp mỡ thừa hóa lỏng dễ dàng ra ngoài.

Tác dụng của lá tía tô trong nấu ăn và thực phẩm

Trong nấu ăn và thực phẩm, lá tía tô và hạt tía tô mang đến nhiều công dụng cùng lợi ích. Cho món ăn được ngon hơn, trọn vị hơn.

  • Lá tía tô nấu cháo giải cảm rất hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em.
  • Hạt và lá tía tô làm hương hiệu cho món cà ri.
  • Những món ăn Hàn Quốc luôn có lá tía tô như một loại thảo mộc, một loại rau không thể thiếu.
  • Dầu tía tô được chiết xuất từ hạt tía tô có thể làm dầu ăn hoặc làm gia vị.
  • Lá tía tô được kết hợp cùng với các loại rau lá khác, ăn sống rất ngon.
  • Bánh lá tía tô nhồi thịt giúp tăng c.ường sức đề kháng cho cơ thể
  • Bột lá tía tô được sử dụng làm gia vị cho món ăn đậm đà hơn.

Cách nấu nước lá tía tô mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe

Sau khi bạn đã có những kiến thức về tía tô trong bài viết uống nước tía tô có tác dụng gì ở trên. Thì hãy chuẩn bị ngay nguyên liệu, cùng nấu nước uống ngay với Kênh Đầu Bếp nhé.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Lá tía tô :  150 g lá tươi
  • Chanh : ¼ trái
  • Nước lọc : 1.5 lít
Lưu ý: Không nên bỏ đường, đường sẽ làm giảm tác dụng của nước lá tía tô.

Các bước thực hiện

Bước 1: Lá tía tô mua về rửa nhiều lần qua nước sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó ngâm lá vào nước muối khoảng 5 phút. Cuối cùng vớt ra rửa lại với nước sạch cho ráo nước.

Bước 2: Đun 1.5 lít nước sôi. Khi nước sôi thì cho tất cả lá tía tô vào nấu thêm khoảng 5 phút và tắt bếp.

Bước 3: Chờ nước nguội, bạn cho nước qua rây để tách riêng phần lá và nước. Với nước lá tía tô đã nấu chín bạn cho thêm nước cốt chanh vào để nước thơm và dễ uống hơn.

Lưu ý: Khi nấu nước tía tô, không nên đun quá lâu. Chỉ cần 5 phút và vừa đủ. Nếu đun lâu hơn sẽ vô tình làm bay đi lượng tinh dầu trong lá. Làm nước mất đi nhiều tác dụng.

Một số câu hỏi thêm về tác dụng của tía tô

Lá tía tô trị nám được không? Tác dụng của lá tía tô trị nám

Với đầy đủ hàm lượng vitamin, khoáng chất cùng các hoạt chất chống oxy hóa cao. Lá tía tô được khá nhiều chị em truyền tai nhau với nhiều công dụng trong việc trẻ hóa làn da như trị nám. Tuyệt vời hơn khi đây là phương pháp trị nám khá đơn giản, không tốn kém nhiều và cũng rất an toàn. Với nhiều cách sử dụng như: nấu lá tía tô uống, uống nước ép lá tía tô, giã nhuyễn lá tía tô đắp mặt, xông nước lá tía tô,…

Tắm lá tía tô có tác dụng gì?

Việc tắm lá tía tô để làm đẹp được bắt nguồn từ phụ nữ Nhật Bản. Sở dĩ nước lá tía tô được phụ nữ Nhật tin dùng vì mang đến nhiều tác dụng như: da trắng sáng, tăng cường độ đàn hồi, mờ thâm nám, tàn nhan,…
Theo dân gian, lá tía tô còn giúp tẩy tế bào chết, giữ độ ẩm cho da hiệu quả.

Tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì?

Thật tuyệt vời khi lá tía tô cực kỳ hiệu quả đối với làn da em bé. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bị hăm tã, dị ứng da như nổi mẫn ngừa, mề đay,…chỉ cần nấu lá tía tô tắm sẽ giảm ngay bệnh. Đặc biệt, tắm lá tía tô còn giúp da bé mềm mịn và sạch hơn.

Uống nước lá tía tô nhiều có tốt không?

Mặc dù nước lá tía tô mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng và sử dụng quá nhiều trong một ngày. Để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như không ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác, chỉ nên uống khoảng 2 ly nước nấu hoặc 1 ly nước ép mỗi ngày. Bạn có thể chia ra nhiều lần uống.

Có nên uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng ( COVID 19 và các bệnh khác) không?

Theo BS. Thục Đoan (HCM) cho rằng sẽ không có tác dụng gì trong việc giảm sốt hay giảm tác dụng phụ khi uống nước tía tô trước hoặc sau khi tiêm vắc xin. Những tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin như: nóng sốt chỉ là tùy cơ địa phản ứng với thuốc.

Rate this post