Kênh Đầu Bếp
  • Ẩm Thực
  • Kiến Thức
  • Món Bánh
  • Món Tráng Miệng
  • Đồ Uống
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Morning News
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Ẩm Thực
  • Kiến Thức
  • Món Bánh
  • Món Tráng Miệng
  • Đồ Uống
bạt xe tải BẠT XINH bạt xe tải BẠT XINH bạt xe tải BẠT XINH
Home Kiến Thức

3 tác hại của hoa đậu biếc và bí quyết sử dụng an toàn, hiệu quả

Chia sẻ Mỹ Ngọc
20/03/2022
Danh mục Kiến Thức
2
những tác hại của hoa đậu biếc
338
SHARES
2.6k
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

Cùng những tác hại của hoa đậu biếc, nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng không chỉ giúp hạn chế triệt để các rủi ro gây hại, tiềm ẩn đối với sức khỏe mà còn đem đến cho bạn lối sống an toàn, lành mạnh.

Trong những năm gần đây, xu hướng uống trà hoa đậu biếc ngày càng phổ biến. Loại trà được biết đến với nhiều hình ảnh đẹp mắt và vô số công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, nhiều người xem đây như một loại thần dược nên quá lạm dụng, sử dụng quá liều lượng vô tình tạo nên những tác hại của hoa đậu biếc, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Tác hại của hoa đậu biếc là gì
Tác hại của hoa đậu biếc hình thành từ việc sử dụng không đúng cách

Trong bài viết dưới, chúng tôi sẽ đem đến cho quý bạn đọc những cái nhìn thực tế nhất và chính xác nhất từ cây hoa đậu biếc và những tác hại của hoa đậu biếc. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới nhé.

Những kiến thức xung quanh về cây hoa đậu biếc

Cây hoa đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea, là một loài cây nho có nguồn gốc từ vùng xích đạo Châu Á. Ra hoa màu tím xanh sáng, có thể ăn được và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, sắc đẹp. Nó có hương vị gỗ tự nhiên, được sử dụng như một chất tạo màu thực phẩm tự nhiên trong nấu ăn, làm bánh và đồ uống. 

Trà hoa đậu biếc được tạo nên từ những cánh hoa . Loại trà này đã được ủ từ lâu ở Đông Nam Á sau đó phổ biến đến các bờ biển châu Âu và Hoa Kỳ. Đây là loại trà tự nhiên không chứa caffeine và thân thiện với mọi người. Được khá nhiều người ưu chuộng sử dụng.

Tác hại của trà hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc đẹp mắt và ngày càng phổ biến

Điều làm cho loại trà này trở nên đặc biệt là hương vị và màu sắc rực rỡ có thể thay đổi dễ dàng và linh hoạt theo nhu cầu sử dụng. Khi những cánh hoa được ngâm trong nước nóng, sẽ có một màu xanh tuyệt đẹp, đây là màu nguyên thủy cơ bản của trà. Tuy nhiên, màu trà sẽ đổi màu thành đỏ tươi hoặc tím khi thêm các thành phần khác như cho nước chanh vào.

Sở dĩ trà đổi màu là do ảnh hưởng của các thành phần cùng độ pH. Chanh làm cho trà trở nên có tính axit hơn, dẫn đến màu hơi tía. Thêm lá dâm bụt sẽ biến hỗn hợp thành màu đỏ tươi chỉ trong vài giây. Đặc tính thay đổi màu sắc của trà làm cho nó trở thành một bổ sung tuyệt vời cho những buổi tiệc trà sang trọng.

Hơn nữa, trà hoa đậu biếc từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Châu Á và các món ăn ẩm thực. Màu xanh lam rực rỡ của cánh hoa cũng được sử dụng trong việc tạo màu thực phẩm và các loại thuốc nhuộm khác.

Tác dụng tuyệt vời của hoa đậu biếc

Theo Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp, sáng da, thanh lọc cơ thể cùng nhiều tác dụng như: an thần, hạ sốt, giảm đau, tăng cường sức khỏe hệ mắt. Đồng thời hoa đậu biếc còn giúp điều chỉnh đường huyết hiệu quả cho các bệnh nhân tiểu đường, ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, trong hoa chứa hoạt chất acetylcholine cùng những hoạt chất chống oxy hóa giúp tăng cường điện não, đem đến những lợi ích tuyệt vời cho hệ thần kinh trung ương. Đồng thời trong hoa cũng có anthocyanin giúp sản sinh collagen, giúp duy trì độ ẩm và đàn hồi cho da, cho bạn làn da khỏe mạnh và trắng sáng.

>> Xem thêm : Tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe

Tác hại của hoa đậu biếc mà bạn nên nắm rõ

Trả lời về những lợi ích và tác hại của hoa đậu biếc, theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch hội Đông y Hà Nội) cho rằng hoa đậu biếc mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc thần thánh hóa loài hoa này quá mức, khiến một số người quá lạm dụng và sử dụng quá liều lượng đã vô tình tạo nên những tác hại của hoa đậu biếc, dẫn đến các trường hợp “rước họa vào thân” khi sử dụng sai cách, dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Tác hại của hoa đậu biếc với phụ nữ mang thai

Trong hoa đậu biếc chứa hàm lượng anthocyanin, hoạt chất mang đến nhiều công dụng làm đẹp, thải độc, chống lại một số nguy cơ gây bệnh thì bên cạnh đó cũng gây nên sự kích thích co bóp tử cung trên phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến một số nguy hiểm cho thai nhi. Khuyến nghị, đối với phụ nữ mang thai nên sử dụng hàm lượng ít, không vượt quá 4 bông/lần/ngày.

Tác hại của hoa đậu biếc là gì
Phụ nữ mang thai cần sử dụng đúng cách để tránh những tác hại của hoa đậu biếc
Lưu ý: Trong khi sử dụng hoa đậu biếc, mẹ bầu cần kiểm tra hoa có kèm hạt không. Nếu có thì nên bỏ hạt ra, vì trong hạt chứa độc tố nguy hiểm.

Tác hại của hoa đậu biếc đối với trẻ em

Ở trẻ em, hệ tiêu hóa còn non yếu nên cần hạn chế trong việc sử dụng hoa đậu biếc. Đặc biệt, hết sức lưu ý khi trẻ có thể tiêu chảy, buồn nôn khi sử dụng các sản phẩm liên quan đến hoa đậu biếc.

Lưu ý: Nếu trồng hoa đậu biếc để sử dụng, gia đình cần rào chắn kỹ lưỡng để tránh các trường hợp trẻ tự ý hái hoa và ăn phải hạt, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Tác hại của hoa đậu biếc cho người phẫu thuật

Trước khi đến những ca mổ hay đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu thì bạn không nên sử dụng hoa đậu biếc. Bởi trong hoa chứa nhiều chất anthocyanin có thể làm ngưng kết tụ tiểu cầu, chậm đông máu, khiến các loại thuốc sử dụng mất đi nhiều tác dụng.

Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy rằng: không phải ai cũng có thể sử dụng được hoa đậu biếc. Đồng thời, việc sử dụng cần phải tuân thủ theo những giới hạn và quy định để tránh những tác hại của hoa đậu biếc mang lại và cùng đem đến hiệu quả sức khỏe cao nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng để tránh những tác hại của hoa đậu biếc mang lại

Mặc dù mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe, song vẫn tồn tại những tác hại của hoa đậu biếc khi chúng ta sử dụng sai cách. Dưới đây là một số lưu ý trong cách sử dụng để tránh những tác hại của hoa đậu biếc mang lại.

Pha trà bằng nước quá nóng

Nhiều người vẫn hay có thói quen sử dụng nước sôi để pha trà. Tuy nhiên, việc sử dụng nước quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị đáng kể. Đặc biết, khi uống trà quá nóng sẽ không tốt cho thực quản, hệ tiêu hóa cùng răng lợi.

Với trà hoa đậu biếc, nhiệt độ pha trà 75 độ là thích hợp nhất.

Liều lượng và cách sử dụng tốt nhất

Việc tiêu thụ quá nhiều hoa đậu biếc có thể gây buồn nôn và tiêu chảy. Trong mỗi lần sử dụng, nên sử dụng với liều lượng vừa phải. Tốt nhất khoảng 10 bông là đủ. Chỉ 3 đến 4 ly mỗi ngày là liều lượng an toàn được khuyến nghị. Nhưng đặc biệt hơn, nó còn phụ thuộc vào cách cơ thể mỗi người phản ứng với trà. Vì vậy, hãy hạn chế uống quá nhiều trà hoa đậu biếc và điều tiết lượng trà xuống còn 2 ly mỗi ngày.

Ngoài ra, trong trà cũng chứa tannin có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể bạn. Vì vậy, bạn nên uống trà một giờ trước hoặc sau bữa ăn của bạn. Tốt nhất nên pha trà trong bình bằng đất hoặc thủy tinh hơn là đồ kim loại để giữ được lợi ích cho sức khỏe. 

Kết luận:

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cần sáng suốt trong cách sử dụng để tránh những tác hại của hoa đậu biếc mang lại. Hãy xem đây là một dạng thực phẩm cải thiện sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Không nên quá lạm dụng và chủ quan trong cách sử dụng để tránh những rủi ro gây hại đến sức khỏe của chính mình.

** Tham khảo và tổng hợp từ teahow.com

Mỹ Ngọc tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: bông biếcbông đậu tímhoa đậu biếctrà hoa đậu biếc
Bài trước

1001 Tác dụng của hoa đậu biếc trong y học, thực phẩm & làm đẹp

Bài tiếp theo

Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không? Có tác dụng gì?

Bài tiếp theo
uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không

Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không? Có tác dụng gì?

2 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều vote nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
  • Hôm nay ăn gì? ăn gì hôm nay?

    Hôm nay ăn gì với 124 thực đơn dễ làm, ngon miệng

    8723 shares
    Share 3489 Tweet 2181
  • [Tổng Hợp] Các món ăn sáng ngon nhất, dễ làm, phù hợp cho bữa sáng

    1564 shares
    Share 626 Tweet 391
  • [HƠN 35+ ] Các món ăn vặt dễ làm tại nhà, ngon ngất ngây mà rất rẻ

    790 shares
    Share 315 Tweet 197
  • Bật mí 4 món bánh làm bằng nồi chiên không dầu thơm ngon

    188 shares
    Share 75 Tweet 47
  • Menu 60 món nhậu đơn giản, món nhậu ngon dễ làm tại nhà

    503 shares
    Share 201 Tweet 126
cách nấu bánh canh hẹ

Cách nấu Bánh Canh Hẹ ngon chuẩn vị Phú Yên

02/04/2022
bạch tuộc nướng chao

Cách làm bạch tuộc nướng chao, siêu ngon chuẩn Đầu Bếp

31/03/2022
cách nấu bánh canh bột mì

Cách làm bánh canh bột mì chuẩn vị siêu ngon

31/03/2022

Kênh

Kênh Đầu Bếp mong muốn chia sẻ đến mọi người có những thông tin hữu ích liên quan đến tự nấu ăn tại nhà, nâng cao kiến thức ẩm thực và mong muốn trở thành nơi cùng bạn thể hiện những đam mê.

Follow us

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Ăn Gì
  • Bún/ Phở
  • Kiến Thức
  • Món Bánh
  • Món Canh Súp
  • Món Chiên Xào
  • Món Gỏi
  • Món Hấp/ Luộc
  • Món Nướng
  • Món Tráng Miệng
  • Nước Trái Cây
  • Thơ Văn
  • Đồ Uống

Bài viết mới

  • Cách nấu Bánh Canh Hẹ ngon chuẩn vị Phú Yên
  • Cách làm bạch tuộc nướng chao, siêu ngon chuẩn Đầu Bếp
  • Cách làm bánh canh bột mì chuẩn vị siêu ngon
  • Cách nấu bánh canh bột xắt khoai lang tím mềm dai lạ mắt

Bản Quyền Kênh Đầu Bếp

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Ẩm Thực
  • Kiến Thức
  • Món Bánh
  • Món Tráng Miệng
  • Đồ Uống

Bản Quyền Kênh Đầu Bếp

wpDiscuz