Đã bao giờ bạn nghe đến loại dược phẩm mang tên cà gai leo chưa? Dược phẩm điều trị hỗ trợ bệnh gan rất được ưa chuộng hiện nay
Hình ảnh cây cà gai leo
Cà gai leo được xem là dược phẩm thần kỳ trong y học giúp bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan. Dưới đây là một số hình ảnh của cây cà gai leo

Hình ảnh hoa cà gai leo

Hình ảnh quả cà gai leo

Hình ảnh rễ cây cà gai leo

Hình cây cà gai leo khô

Cà gai leo là gì?
Cà gai leo còn có tên gọi khác là cà gai dây, cà quýnh cà lùi, gai cường. Là loại cây thuộc họ cà thích hợp sống ở những nơi có nhiều ánh sáng, nơi đất ẩm, ít khi chịu được bóng râm. Cây có thể sống ở nơi có nhiều cá thể sinh sống như ở bụi rậm, bờ sông… Chính vì thế, loài cây này thường được trồng khắp mọi nơi từ vùng núi thấp cho đến trung du ven biển, trải dài khắp nơi từ miền Bắc đến miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, còn được trồng ở nhiều nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Cà gai dây có tuổi thọ khá cao với chiều cao trung bình chỉ khoảng 1 mét. Cây thuộc loài thân nhỏ, thân leo có nhiều cành tỏa nhánh rộng. Thân nhẵn có màu nâu, hình tròn, có nhiều lông tơ bao phủ, thân có gai cứng và nhọn. Cành cây non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai.
Lá cây màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun. Mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên của lá có gai, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn.
Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12. Hoa Cà gai leo màu trắng, nhụy vàng. Mỗi bông hoa có từ 4 đến 6 cánh. Quả mọng bóng căng, hình tròn màu xanh lúc xanh, khi chín màu đỏ, cuống quả dài tầm 2cm. Hạt quả Cà gai leo màu vàng, hình thận dẹt.
Cà gai leo có mấy loại?
Dựa vào đặc tính và màu sắc của hoa mà phân ra cà gai leo làm 2 loại:
Cà gai leo trắng: Đặc điểm dây nhỏ hơn thường được dùng làm thuốc chữa bệnh
Cà gai leo tím: Đặc điểm có dây lớn hơn, ít được sử dụng làm thuốc vì tác dụng dược lý rất yếu nên loại cây này thường được dùng để làm hàng rào, củi,…

Dựa theo vùng miền người ta phân cà gai leo ra thành:
Cà gai leo miền Trung: Một số đặc điểm nổi bật như: thân cây cằn cỗi, màu nâu và rất cứng cáp phù hợp với khí hậu mưa nắng thất thường của miền Trung.
Cà gai leo miền Bắc và miền Nam: Cà gai dây ở hai miền này có một số đặc điểm nhận dạng như: cà dây leo thường có màu xanh, bụ bẫm và dễ trồng, dễ chăm sóc hơn.
Dựa theo đặc điểm tính chất có thể phân loại thành:
Cà gai leo khô: Cây thuốc đã được sơ chế phơi hoặc sấy khô, thường dùng trong các bài thuốc Đông y. Ưu điểm lớn nhất của dạng này là dễ bảo quản, dễ sử dụng mà vẫn giữ được dược tính.
Cà gai leo tươi: Dược liệu vừa mới thu hái, vẫn còn nhiều nước. Nếu sử dụng phải sử dụng luôn, không để được lâu.
Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch: Thông thường cà gai leo ra hoa vào khoảng tháng 4 tới tháng 6, còn quả thì mọc vào khoảng tháng 7 tới tháng 10. Thảo dược có thể được thu hái quanh năm.
Khi thu hoạch, người dân cắt rễ, lá quả về rửa sạch, tùy vào mục đích sử dụng mà dùng tươi hoặc khô.
Cách bảo quản: Cũng như một số loại thảo dược khác, cây được bảo quản trong túi ni lông hoặc trong hộp nhựa có nắp đậy kín.
Tác dụng của cây cà gai leo
Hiện nay, cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh thành công có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Thành phần hóa học chính như rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid. Dây có alcaloid. Cây cà gai còn được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe,…
Được ví như thần dược trong y học, cà gai leo mang lại rất nhiều tác dụng chữa trị cho con người đặc biệt là chữa trị các loại bệnh về gan. Theo các nhà khoa học, trong thành phần của cà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalcaloid có khả năng chống oxi hóa, giảm tác động của các bệnh về gan Có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về gan, cảm cúm, sâu răng, chảy máu chân răng, phong thấp, rắn cắn, dị ứng, giải say…
Bộ phận thường được sử dụng để chữa bệnh nhất là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng) và lá. Phần lá và rễ cà có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như: Solamin A, B, Glycoalcaloid, Cholesterol,…3 beta hydroxy 5 anpha pregan 16 on, dihysrolanosterol… Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Cụ thể:
Điều trị viêm gan B mạn tính

Viêm gan virus B là bệnh truyền nhiễm phổ biến, rất khó điều trị. Bệnh dễ gây xơ gan, xơ gan cổ trướng, ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong các bệnh về gan mật. Tuy nhiên, với những người đã mắc bệnh, nhất là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, việc điều trị trở nên khó khăn vì phải dùng thuốc đặc hiệu. Những thuốc này thường rất đắt tiền, phải sử dụng kéo dài để duy trì sự ức chế siêu vi. Hiệu quả cũng chỉ đạt 30-40%, khi ngừng thuốc có thể tái phát bệnh, thường gây tác dụng phụ. Do vậy, việc tìm kiếm các thuốc mới là nhu cầu thiết yếu, nhất là các thuốc có nguồn gốc từ thực vật.
Trong cây cà gai leo có chứa dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virút, đặc biệt là viêm gan B, có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển xơ gan, chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và hoạt chất chính glycoalcaloid trên mô hình thực nghiệm sinh vật. tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan trở về bình thường nhanh sau 2 tháng.
Giải độc gan, hạ men gan
Các hoạt chất trong dịch chiết Cà gai leo chữa bệnh gan rất tốt. Các hoạt chất đó có tác dụng bảo vệ gan. Không chỉ có vậy, chúng còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan, hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
Ức chế một số loại tế bào ung thư

Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan. Thêm vào đó, nó cũng có tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung… Bên cạnh đó các thành phần trong cà gai leo còn có khả năng ức chế sự phát triển của một số virut ung thư.
Hướng dẫn cách pha trà gai leo
Cà gai leo quả thật mang lại nhiều lợi ích đến sức khỏe của chúng ta, vậy sử dụng cà gai leo như thế nào cho mới hiệu quả và công dụng nhất thì mời bạn cùng tham khảo 2 cách chế biến trà gai leo đơn giản nhất dưới đây nhé:

Sắc nước uống
Cà gai leo sau khi được rửa sạch phơi khô qua nhiều nắng hoặc đem sao khô qua lửa thì bạn có thể đem đi sắc nước uống. Bạn hãy dùng 50g sắc chung cùng 1 lít nước. Bạn đun sôi nồi sắc như vậy cho đến khi sôi và giảm lửa nhỏ. Ngay khi nồi nước vừa sôi thêm được 10 phút nữa thì bạn đem tắt bếp. Lúc này bạn dùng rây chắt lấy phần nước bên trong để uống trong ngày.
Hãm nước uống
Nếu như bạn là một người khá bận rộn, và mau quên thì hãm nước uống là giải pháp hiệu quả cho bạn, bởi việc làm này rất tiết kiệm được thời gian cho bạn:
Đầu tiên bạn dùng 50g cà gai leo khô rửa sạch qua nước sôi. Bạn không cần phải rửa quá nhiều mà chỉ cần tráng qua 1 lần là được.Tiếp đó bạn đun sôi một nồi nước và chuẩn bị một bình giữ nhiệt.Sau đó, bạn cho cà gai leo khô vào bình giữ ấm và cho 700ml nước sôi nóng vào rồi đậy nắp lại. Chờ cho nước sôi hãm khoảng 30 phút thì có thể dùng được. Liều lượng dùng và cách dùng bạn có thể áp dụng như cách sắc nước uống. Bạn duy trì liều lượng trong 4 tuần liên tiếp và nghỉ dùng trong vòng 1 tuần.
Hướng dẫn nấu nước pha trà cùng các vị khác
Để tạo thêm mùi vị và tăng độ hiệu quả trong chữa bệnh, thì kết hợp với các nguyên liệu khác cũng góp phần nâng cao sức khỏe của chúng ta
Cà gai leo kết hợp với mật nhân
Mật nhân có vị đắng, ngậy rất tốt đối với sức khỏe, khi kết hợp với trà gai leo có tác dụng:
- Ngăn ngừa viêm gan B
- Trị phong thấp, giảm đau xương khớp
- Giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột
- Tác dụng chữa yếu sinh lý
Cách sử dụng cà gai leo với mật nhân như sau:
- Rễ cà gai leo khô/tươi 30g
- Cây mật nhân khô/tươi 10g
Cà gai leo và mật nhân rửa sạch sau đó sắc với nước, đun sôi trong 15 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước uống hàng ngày có tác dụng bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa viêm gan B, tăng sức đề kháng cơ thể, trị cúm, sốt hiệu quả, đẩy lùi các cơn đau xương khớp.

Cà gai leo và xạ đen
Cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn có nhiều lợi ích với sức khỏe, phải kể tới như: Mát gan, thải độc, tăng cường chức năng hoạt động của gan, tăng cường lưu thông máu, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng, mát gan, trị mụn trứng cá, phòng các bệnh về gan.
Cách nấu nước cà gai leo và xạ đen như sau:
- Cà gai leo (rễ khô) 40g
- Cây xạ đen 10g
Sắc uống thay nước hàng ngày
Cà gai leo kết hợp cây an xoa và bán chi liên

Sự kết hợp này tưởng chừng như không tưởng nhưng hiệu quả lại bất ngờ không kém. Đây là bài thuốc dân gian được người xưa dùng rất nhiều để trị xơ gan, xơ gan cổ trước. Chỉ cần bạn chuẩn bị cà gai leo + cây an xoa. Mỗi loại khoảng 30g. Đi kèm với đó là 15g bán chi liên là có thể thực hiện bài thuốc này.
- Đầu tiên bạn hãy đem các vị thuốc rửa sạch qua với nước.
- Sau đó đem thuốc cho vào nồi. Rồi bỏ thêm 1 lít nước sạch rồi đun sôi.
- Bạn chờ nước sôi thật đều và tiến hành giảm lửa lửa liu riu.
- Một khi bạn quan sát thấy nước trong nồi còn lại 500ml thì bạn tắt bếp và sử dụng.
Vậy cách uống cà gai leo như thế nào là hợp lý? Đối với bài thuốc này bạn cần phân chia theo từng buổi để uống. Một ngày bạn dùng 3 lần sau bữa ăn là được. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng nạo dạ dày, khó chịu dạ dày. Đặc biệt nếu người bệnh ăn uống ít thì nên sắc cạn hơn. Chỉ cần kiên trì dùng thuốc từ 2 đến 3 tháng là chức năng gan sẽ được cải thiện, phục hồi.
Cà gai leo kết hợp diệp hạ châu
- Cà gai leo tươi 30g
- Diệp hạ châu tươi 10g
- Cây dừa cạn tươi 10g
Đem rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó sao cho tới khi khô, vàng. Sau đó, sắc với nước uống mỗi ngày một thang có tác dụng hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan.
Một số câu hỏi thường gặp

Trẻ em có được dùng cà gai leo không ?
Cà gai leo tuy có nhiều lợi ích cho con người nhưng trong cà gai leo có lượng đôc tính nhẹ, không được sư dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi vì các cơ quan trong cơ thể còn non kém, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan vẫn chưa hoàn thiên để hoàn thiện chức năng của mình.
Đối với những trường hợp trẻ gặp phải các triệu chứng như vàng da, viêm gan, vàng mắt,… thì cũng không nên lạm dụng những đặc tính của cà gai leo, mà cần phải đưa trẻ tới cơ quan y tế chữa trị. Cần phải chăm sóc sức khỏe bé một cách toàn diện và hiệu quả giúp trẻ phát triển được toàn diện.
Những đối tượng nên sử dụng cà gai leo?
Người bị viêm gan đặc biệt là viêm gan B.
Người men gan tăng cao.
Người thường sử dụng bia rượu.
Người nổi mụn nhọt quanh năm.
Người đang dùng các loại thuốc tây.
Uống nhiều nước cà gai leo có tốt không?
Nên dùng cà gai leo hàng ngày và dùng đúng liều lượng, việc lạm dụng quá nhiều có thể phản tác dụng.
Không nên quá tự tin vì đã có các vị thuốc giải độc gan mà uống quá nhiều bia rượu, việc này có thể là lợi bất cập hại, nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng rất xấu đến phủ tạng.
Bị đau dạ dày ( đau bao tử) có uống cà gai leo được không?
Cà gai leo tính ấm, không có độc, vị hơi the và thơm. Đặc biệt là nước sắc cà gai leo không gây kích ứng niêm mạc dạ dày đường ruột. Vì vậy người bị viêm loét dạ dày (bao tử) uống cà gai leo được bình thường.
Ai không dùng được cà gai leo?
Cây cà gai leo có thể dùng hầu hết cho mọi đối tượng, Tuy nhiên một số trường hợp sau thì không nên sử dụng thảo dược này.
- Phụ nữ đang mang thai
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Phụ nữ đang cho con bú muốn dùng cà gai leo nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng thận và suy thận.
Câu hỏi liên quan:
Lệ Huyên sưu tầm