Kênh Đầu Bếp
  • Ẩm Thực
  • Kiến Thức
  • Món Bánh
  • Món Tráng Miệng
  • Đồ Uống
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Morning News
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Ẩm Thực
  • Kiến Thức
  • Món Bánh
  • Món Tráng Miệng
  • Đồ Uống
bạt xe tải BẠT XINH bạt xe tải BẠT XINH bạt xe tải BẠT XINH
Home Kiến Thức

Cây hoa đậu biếc trị bệnh gì? Chức năng quả, hạt, rễ đậu biếc

Chia sẻ Mỹ Ngọc
08/09/2021
Danh mục Kiến Thức
0
Hoa đậu biếc trị bệnh gì
9
SHARES
73
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

Dùng hoa đậu biếc trị bệnh ngày càng phổ biến trong y học như: chống lão hóa sớm, rụng tóc, căng thẳng, cho da khoẻ đẹp và hỗ trợ an thần, điều trị ung thư, tiểu đường, huyết áp hiệu quả.

Được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Với hoa đậu biếc, mọi người không chỉ đơn thuần biết đến nó như là một loài hoa mà còn biết với nhiều công dụng trong nấu ăn và làm đẹp hiệu quả. Đặc biệt, hoa đậu biếc trị bệnh luôn nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều người. Có lẽ vì những tác dụng mang đến quá nhiều mà hoa ngày càng phổ biến và trải rộng đến nhiều nơi

Hoa đậu biếc trị bệnh gì
Sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh ngày càng phổ biến

Hoa đậu biếc đựa ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều các quốc gia trên thế giới ưu chuộng loài hoa này. Loài hoa đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh lý trong cơ thể và nhiều công dụng khác trong việc bảo vệ sức khỏe lẫn làm đẹp.

Mang vẻ đẹp thuần khiết nhờ sắc tím đặc trưng khó có thể lẫn với các dòng hoa khác. Hoa đậu biếc được tìm thấy rất nhiều nơi. Trong dân gian, người ta vẫn hay gọi với cái tên cây đậu tím hay cây bông biếc. Nhờ sắc tím ấy, mà hoa mang đến nhiều công dụng trong ẩm thực với việc tạo màu an toàn và hấp dẫn, rất được ưa chuộng.

Sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh gì ?

Trong những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, sự có mặt của hai hoạt chất anthocyanin và flavonoid có trong hoa đã mang đến nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa một số bệnh lý trong cơ thể.

Lưu ý: Phần sử dụng của cây đậu biếc là hoa (bông), sau đây là công dụng của hoa (bông)

Giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả

Trong dân gian, mọi người vẫn truyền tai nhau sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh: sốt hay giảm các cơn đau. Một ly trà hoa đậu biếc có công dụng như paracetamol tự nhiên, giúp tăng lưu lượng máu, kích thích tiết mồ hôi giải cảm hiệu quả.

Một thí nghiệm đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng hoa đậu biếc trong khi sốt sẽ giúp giảm thân nhiệt đáng kể sau 5 giờ sử dụng.

Điều trị giảm cân, gan nhiễm mỡ

Ngày nay, nhu cầu giảm cân giữ dáng ngày càng được quan tâm. Việc sử dụng hoa đậu biếc để giảm cân ngày càng phổ biến. Đặc biệt, sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh béo trì đã được nghiên cứu và công bố trên “Tạp chí Quốc tế và những rối loại chuyển hóa liên quan” khi trà hoa đậu biếc giúp thúc đẩy tích cực các quá trình trao đổi chất, đốt cháy năng lượng và mỡ bụng hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng hoa đậu biếc giúp ngăn ngừa các vấn đề về bệnh gan nhiễm mỡ.

Ngăn chặn các bệnh lý về tim mạch và huyết áp

Anthocyanin trong hoa giúp đẩy lùi quá trình oxy hóa, bảo vệ cơ thể trước các vấn đề về nhiễm trùng cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng trong việc giảm cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch như: đau tim, huyết áp, mỡ mãu, xơ động mạnh,…

An thần, giảm stress chống lại trầm cảm

Dựa trên các tài liệu y học cổ truyền, uống trà hoa đậu biếc trị bệnh huyết áp, giảm căng thẳng, an thần và giảm stress, ngăn ngừa bệnh trầm cảm nhờ hoạt chất tạo màu anthocyanin trong hoa.

Công dụng của trà hoa đậu biếc
Sử dụng hoa đậu biết trị bệnh về tim mạch, huyết áp

Tuy nhiên, hoạt chất này cũng có những tác dụng phụ thông qua việc ngưng kết tụ tiểu cầu, tăng lưu lượng máu. Đặc biệt nó có thể làm co bóp tử cung ảnh hưởng đến thai nhi, nếu sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc mỗi ngày có thể dẫn đến sảy thai. Nhưng sẽ không tác hại gì nếu sử dụng đúng liều lượng, với phụ nữ mang thai, nên uống khoảng 5 bông/lần/ngày là hợp lý.

Ngăn ngừa hỗ trợ điều trị ung thư

Sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh, nghe có vẻ khó tin nhưng đó là sự thật. Với đặc tính chống oxy hóa cao, trong y học cổ truyền, việc sử dụng hoa đậu biếc ức chế các tế bào ung thư được khá nhiều người quan tâm. Thông qua việc giảm sự hình thành các gốc tế bào tự do, ngăn chặn và ức chế những tác hại của tế bào gốc tự do mang lại.

Bên cạnh đó, những hoạt chất chứa trong hoa còn giúp bảo vệ tế bào cơ thể, tránh những tác động, giúp các tế bào nhận diện và bài trừ khi có sự xuất hiện của ung thư bạch cầu và thực bào. Hạn chế tối đa sự hình thành các tế bào ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, hoa còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trên những bệnh nhân đang điều trị và xạ trị.

Hạ đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh mang tính toàn cầu nhiều năm qua. Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo từ Hội nội tiết và ĐTĐ, trung bình mỗi ngày có ít nhất 80 người chết vì các bệnh liên quan đến tiểu đường. Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa có cách đặc trị hữu hiệu.

Tác hại của hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc giúp hạ đường huyết hiệu quả

Việc sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến khi hoa giúp kiểm soát lượng đường và hạ hàm lượng glucose trong máu hiệu quả, đặc biệu hữu hiệu cho các bệnh nhân thuộc nhóm tiểu đường típ 2. Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, trong hoa có chiết xuất đặc tính chống lại tiểu đường như glibenclamide – một loại thuốc trị tiểu đường nổi tiếng.

Ngăn ngừa mất trí nhớ, tăng khả năng nhận thức và giúp đầu óc minh mẫn hơn

Sự có mặt của hoạt chất proanthocyanidin giúp đẩy lùi quá trình oxy hóa trong cơ thể, tăng lượng lưu thông máu, đem đến nhiều lợi ích cho nhận thức và trí nhớ. Bên cạnh đó, acetylcholine chứa trong hoa giúp tăng cường điện não, giúp giao tiếp hiệu quả giữa các tế bào thần kinh.

Người uống hoa đậu biếc đúng liều lượng và đều đặn sẽ tăng khả năng nhận thức, trí nhớ tốt. Đặc biệt, còn giúp tăng cường trí não và ngủ ngon giấc hơn.

Tăng cường thị lực, tốt cho sức khỏe hệ mắt

Sở dĩ người ta sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh liên quan đến mắt khi trong hoa chứa hàm lượng chất proanthocyanidin. Cho khả năng lưu thông máu tại các mao mạch ở mắt. Giúp điều trị các tổn thương của mắt như: giảm thị lực, tăng nhãn áp,…

Ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm, cho da trắng đẹp

Sở dĩ cơ thể biểu hiện các dấu hiệu lão hóa khi có thể xảy ra các quá trình phá hủy protein hay còn gọi glycation. Việc sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh lão hóa sớm nhờ hoạt chất anthocyanin thông qua việc kháng các tế bào gốc tự do, ngăn chặn quá trình phá hủy protein và tăng lưu lượng máu. Giúp bạn lưu mãi nét thanh xuân.

Tác dụng của trà hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc có nhiều công dụng trong làm đẹp

Ngoài ra sự có mặt của hoạt chất quercetin trong hoa giúp cơ thể tăng cường quá trình sản sinh collagen, cho da trắng sáng, khỏe mạnh, ngăn ngừa nếp nhăn và duy trì độ ẩm.

Quả, hạt, rễ đậu biếc

Cùng với nhiều công dụng thần kỳ khiến hoa đậu biếc ngày càng được săn đón. Không chỉ vậy, các bộ phận khác trên cây cũng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Dưới đây là một vài thông tin của các thành phần của cây.

Quả, hạt đậu biếc có sử dụng được?

Quả hoa đậu biếc được mọc nhiều ở phần thân cây, theo kiểu dài dẹp giống các loại đậu. Trong mỗi quả chứa từ 7 – 10 hạt có màu xanh đen bên trong.

Hoa đậu biếc có nhiều lợi ích cho sức khỏe và màu sắc tự nhiên hấp dẫn, nhưng quả và hạt đậu biếc lại không thân thiện như vậy. Quả và hạt đậu biếc có độc, nên cẩn thận khi sử dụng

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, hạt trong quả đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu, độc cho người sử dụng. Khi ăn phải hạt đậu biếc, đường ruột sẽ bị tổn thương cùng các triệu chứng đi kèm như: ngộ độc, nôn mửa và tiêu chảy. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào liều lượng ăn phải.

Hoa đậu biếc trị bệnh gì
Hạt hoa đậu biếc chứa chất độc, nguy hiểm cho người sử dụng

Ngoài ra, hạt còn chứa hàm lượng axit amin và dầu độc, được ứng dụng trong sản xuất các chất tẩy rửa.

Lưu ý: Nhà nếu trồng đậu biếc cần rào chắn kỹ lưỡng, tránh xa tầm tay trẻ em. Để tránh các trường hợp trẻ vui chơi và ăn trúng hạt, gây ngộ độc.

Rễ đậu biếc trị bệnh gì?

Trong dân gian, vệc sử dụng rễ đậu biếc trị bệnh khá phổ biến. Rễ đậu biếc có vị chát, giúp thuận tràng, lợi tiểu, săn chắc da, tốt cho sức khỏe.

Những khuyến cáo khi sử dụng trà hoa đậu biếc và các sản phẩm khác từ hoa

Với tính chất như nhiều loại trà thảo dược, nếu sử dụng quá mức, lạm dụng hay sử dụng không đúng liều lượng, không chỉ không đạt mục đích mà còn có thể dẫn đến các tác dụng phụ, gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một vài lưu ý trong cách sử dụng, để mang đến hiệu quả hơn:

Công dụng của trà hoa đậu biếc
Phụ nữa mang thai phải sử dụng hoa đúng liều lượng

Với phụ nữ mang thai

Sử dụng trà hoa đậu biếc không đúng liều lượng khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. Bởi chất tạo màu trong hoa đậu biếc sẽ làm kích thích co bóp tử cung, có thể gây xảy thai. Khuyến cáo với phụ nữ mang thai, không nên sử dụng, hoặc sử dụng với liều lượng ít khoảng 4 bông/ngày.

Người mang bệnh huyết áp thấp

Với người có tiền sử huyết áp thấp, không nên sử dụng hoa đậu biếc. Việc sử dụng có thể gây hạ huyết áp đi kèm các triệu chứng như: chóng mặt, nôn mửa, mệt mỏi, choáng váng.

Người sắp phẩu thuật và người uống thuốc chống đông máu

Không nên sử dụng hoa đậu biếc trong những trường hợp này. Hoạt chất anthocyanin trong hoa sẽ gây mất hiệu quả của thuốc, làm ngưng kết tụ tiểu cầu, chậm đông máu.

Kết luận:

Việc sử dụng hoa đậu biếc trị bệnh thông qua các hoạt chất có lợi trong hoa ngày càng phổ biến. Đặc biệt ứng dụng trong thực phẩm vì sắc tím hoa đậu biếc rất đẹp là một loai “màu thực phẩm tự nhiên”.Tuy nhiên, việc sử dụng cần cẩn trọng, tuân thủ đúng liều lượng.

** Tham khảo và tổng hợp từ teahow.com

Mỹ Ngọc tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)
Tags: bông biếchạt đậu biếchoa đậu biếcrễ đậu biếcđậu biếc chữa bệnh
Bài tiếp theo
Ăn hạt óc chó có tác dụng gì?

Ăn quả hạt óc chó có tác dụng gì? và Thành phần dinh dưỡng

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
  • Hôm nay ăn gì? ăn gì hôm nay?

    Hôm nay ăn gì với 124 thực đơn dễ làm, ngon miệng

    8723 shares
    Share 3489 Tweet 2181
  • [Tổng Hợp] Các món ăn sáng ngon nhất, dễ làm, phù hợp cho bữa sáng

    1564 shares
    Share 626 Tweet 391
  • [HƠN 35+ ] Các món ăn vặt dễ làm tại nhà, ngon ngất ngây mà rất rẻ

    790 shares
    Share 315 Tweet 197
  • Bật mí 4 món bánh làm bằng nồi chiên không dầu thơm ngon

    188 shares
    Share 75 Tweet 47
  • Menu 60 món nhậu đơn giản, món nhậu ngon dễ làm tại nhà

    503 shares
    Share 201 Tweet 126
cách nấu bánh canh hẹ

Cách nấu Bánh Canh Hẹ ngon chuẩn vị Phú Yên

02/04/2022
bạch tuộc nướng chao

Cách làm bạch tuộc nướng chao, siêu ngon chuẩn Đầu Bếp

31/03/2022
cách nấu bánh canh bột mì

Cách làm bánh canh bột mì chuẩn vị siêu ngon

31/03/2022

Kênh

Kênh Đầu Bếp mong muốn chia sẻ đến mọi người có những thông tin hữu ích liên quan đến tự nấu ăn tại nhà, nâng cao kiến thức ẩm thực và mong muốn trở thành nơi cùng bạn thể hiện những đam mê.

Follow us

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Ăn Gì
  • Bún/ Phở
  • Kiến Thức
  • Món Bánh
  • Món Canh Súp
  • Món Chiên Xào
  • Món Gỏi
  • Món Hấp/ Luộc
  • Món Nướng
  • Món Tráng Miệng
  • Nước Trái Cây
  • Thơ Văn
  • Đồ Uống

Bài viết mới

  • Cách nấu Bánh Canh Hẹ ngon chuẩn vị Phú Yên
  • Cách làm bạch tuộc nướng chao, siêu ngon chuẩn Đầu Bếp
  • Cách làm bánh canh bột mì chuẩn vị siêu ngon
  • Cách nấu bánh canh bột xắt khoai lang tím mềm dai lạ mắt

Bản Quyền Kênh Đầu Bếp

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Ẩm Thực
  • Kiến Thức
  • Món Bánh
  • Món Tráng Miệng
  • Đồ Uống

Bản Quyền Kênh Đầu Bếp

wpDiscuz