Tác dụng của củ tỏi? những công dụng chữa bệnh và các bài thuốc

Tỏi – vừa là bài thuốc vừa là gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Việt. Ngoài vai trò là hương liệu giúp món ăn được đậm vị thì tỏi còn mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Hãy cùng chuyên mục kiến thức của Kênh Đầu Bếp cùng tìm hiểu những tác dụng của củ tỏi trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của củ tỏi là gì ?

Bài viết được hình thành từ các nghiên cứu thực tế về tác dụng của củ tỏi dựa trên thành phần dinh dưỡng và các nguồn tài liệu chọn lọc, uy tín.

Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại các loại tỏi hiện nay

Nguồn gốc và đặc điểm của tỏi

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, tên tiếng anh là garlic. Tỏi thuộc họ hành, chung họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím,….Có nguồn gốc từ vùng Trung Á. Cho đến nay tỏi đã có lịch sử hình thành lên đến 7000 năm và trải rộng phổ biến trên toàn thế giới

Tỏi có chiều cao từ gốc đến thân khoảng 5-150 cm (giao động giữa các loại). Có lá xanh, hoa trắng mọc ở đỉnh và thân mọc trực tiếp từ củ. Củ tỏi mọc nổi trên nền đất, có nhiều tép nhỏ.

Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tỏi được trồng nhiều nơi trên thế giới

Phân loại các loại tỏi phổ biến hiện nay

Dễ trồng và dễ phát triển, hiện nay trên toàn thế giới có rất nhiều loại tỏi cùng các hình dạng, màu sắc khác nhau. Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho sự phát triển của cây tỏi nên tỏi được trồng dường như mọi nơi, gắn cùng các thương hiệu. Hãy cùng Kênh Đầu Bếp điểm qua một số loại tỏi chính, phổ biến nhất thị trường Việt Nam hiện nay:

  • Tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi)
  • Tỏi Phan Rang
  • Tỏi Hải Dương
  • Tỏi Điện Biên
  • Tỏi Khánh Hòa
  • Tỏi Đà Lạt,….

Thành phần dinh dưỡng của củ tỏi

Dưới đây là thành phần chứa trong 3 g tỏi tươi (tương đương 1 tép tỏi) theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

  • Năng lượng : 4.5 calo
  • Protein : 0.2 g
  • Carbohydrate : 1 g
  • Chất xơ : 0.06 g
  • Vitamin C : 1 % DV
  • Vitamin B6 : 2 % DV

Ngoài ra còn chứa các vitamin và hoạt chất khác như: canxi, selen, kali, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin C,….

Củ tỏi trị bệnh gì? Tác dụng của củ tỏi

Với thành phần dinh dưỡng cung cấp tuyệt vời vitamin B6, vitamin C, canxi, mangan, sắt, kali,…Đặc biệt là hoạt chất allicin có trong củ tỏi. Tất cả tạo nên nhiều tác dụng của củ tỏi, giúp phòng và chữa bệnh cũng như làm đẹp hiệu quả.

Tác dụng của củ tỏi chống lại bệnh huyết áp cao

Các bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp (bệnh huyết áp cao) rất dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch như: đau tim và đột quỵ. Đây là những bệnh có nguy cơ tử vong rất cao hằng năm tại Việt Nam.

Với việc sử dụng một vài tép tỏi mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa những nguy hiểm đó. Bởi tỏi giúp kích thích cơ thể tổng hợp oxit nitric, giúp giãn nở mạch máu và ức chế sự hoạt động của angiotensin. Cho hiệu quả lưu thông máu, huyết áp được duy trì ổn định.

Tác dụng của củ tỏi giúp trị bệnh cao huyết áp

Hơn nữa,  trong một nghiên cứu thực tế về tác dụng của củ tỏi trong vòng 24 tuần đã chỉ ra rằng: Với việc tiêu thụ 4 tép tỏi mỗi ngày có hiệu quả tương tự thuốc Atenolol – một loại thuốc đặc trị bệnh cao huyết áp.

Thải độc các kim loại nặng trong cơ thể

Thật tuyệt vời khi thành phần dinh dưỡng của tỏi có mặt hợp chất Lưu huỳnh. Giúp thải độc rất tốt và bảo vệ các tổn thương bên trong cơ thể do nhiễm độc từ kim loại nặng.

Theo một nghiên cứu thực tế tại Hoa Kỳ kéo dài 28 ngày cho các nhân viên hàng ngày tiếp xúc với chì đã cho thấy tác dụng của củ tỏi giúp giảm độc tố từ chì trong máu lên đến 19% và cho hiệu quả giảm các triệu chứng như đau đầu, huyết áp của nhân viên.

Củ tỏi trị cảm cúm hiệu quả

Với thành phần chứa Sulfur (lưu huỳnh), tác dụng của củ tỏi không chỉ giúp thải độc cơ thể (lợi ích 2) mà còn giúp tỏi trị cảm cúm, tăng cường kháng thể rất hiệu quả từ bao đời nay.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng với việc bổ sung tỏi hàng ngày kéo dài 12 tuần với liều lượng 2.56 g tỏi già giúp giảm nguy cơ mắc cảm cúm hơn 60%. Ngoài ra, trong thời gian cảm cúm, ăn tỏi hoặc uống nước tỏi sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh đáng kể.

Tác dụng của củ tỏi giúp trị bệnh cảm cúm
Mách nhỏ: Ứng dụng tác dụng của củ tỏi cũng được xem là bài thuốc trị cảm cúm ở trẻ em. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nếu bị cảm cúm bạn hãy nướng một vài tép tỏi hoặc đập dập tỏi tươi thêm một ít muối và nước hấp cách thủy cho bé uống 3-4 lần mỗi ngày, sẽ rất hiệu quả.

Giúp xương chắc khỏe, chống bệnh loãng xương

Tác dụng của củ tỏi giúp chống bệnh loãng xương nhờ các vitamin B6, vitamin C, mangan, kẽm,….cho hiệu quả giảm các triệu chứng về đau nhức xương khớp, tăng cường cấu trúc xương và cho xương chắc khỏe.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Trong dân gian, rất nhiều năm nay tỏi được truyền tai với tác dụng chống ung thư. Nhưng dựa trên cơ sở nào mà tác dụng của củ tỏi lại hữu ích đến vây?

Thực tế, điều này hoàn toàn chính xác vì nhiều nghiên cứu đã cho kết quả tích cực. Bởi tỏi giúp ngăn chặn sự hình thành nitrite từ nitrat, đây là quá trình hình thành nitrosamine gây ung thư cho cơ thể.

Bên cạnh đó, hợp chất lưu huỳnh trong tỏi còn có tác dụng ức chế tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các khối u thông qua việc chậm quá trình sao chép DNA.

Tỏi cung cấp lượng lớn chất oxy hóa, giúp cải thiện trí nhớ

Sự phát triển không kiểm soát của các tế bào gốc tự do khiến cơ thể lão hóa, đi kèm với nhiều biểu hiện như khả năng ghi nhớ kém, hay đãng trí, không tập trung.

Các nghiên cứu thực tế về tác dụng của củ tỏi đã chỉ ra rằng, trong tỏi chứa các hoạt chất chống oxy hóa như allicin cho hiệu quả ngăn chặn hội chứng Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ) và chứng sa sút trí tuệ.

Lưu ý: Hoạt chất allicin có khi tỏi được băm nhuyễn. Khi được băm nhuyễn enzyme trong tỏi mới sản sinh allicin. Vì vậy, bạn ăn tỏi đã băm nhuyễn hoặc tỏi đập dập sẽ tốt hơn.

Tác dụng của củ tỏi giúp đẹp da

Nhờ các vitamin nhóm B và vitamin E giúp tỏi có có dụng tuyệt vời cho da làn khỏe mạnh. Ngoài ra, hoạt chất alicine có trong tỏi cho tác dụng khử trùng, giảm viêm, tăng sức đề kháng cho da và giảm mụn hiệu quả. Bạn có thể kết hợp tỏi cùng với mật ong, chanh,…để cải thiện làn da của mình.

Mách nhỏ: Bạn có thể sử dụng củ tỏi để trị mụn cóc hay các vết cắn của côn trùng bên ngoài.Chỉ cần nghiền nát tỏi hoặc dùng tinh dầu tỏi đắp vào vết thương

Giảm cholesterol và các nguy cơ bệnh tim

Vào tháng 5/2018 trên tạp chí Medicine của Mỹ đã kết luận rằng với thói quen sử dụng tỏi hằng ngày giúp giảm mức cholesterol toàn phần và LDL trong cơ thể đáng kể, chống lại nguy cơ mắc bệnh tim.

Với những người có mức cholesterol cao, bổ sung tỏi sẽ giúp giảm từ 10 – 15% mức cholesterol trong gan và máu. Đặc biệt, tác dụng của củ tỏi sẽ không làm ảnh hưởng đến các chức năng những chỉ số của các chất có lợi như: mức chất béo trung bình, triglyceride,….

Củ tỏi có tác dụng gì
Tác dụng của củ tỏi giúp tim mạch khỏe mạnh

Chống đông máu hiệu quả

Hoạt chất ajoene có trong củ tỏi có tác dụng chống đông máu, ngăn chặn sự kết dính các tiểu cầu, chống đông máu và các bệnh như: xơ vữa động mạch, cứng động mạch, giảm hình thành các cục máu đông gây đau tim và đột quỵ.

Lưu ý: Tác dụng của củ tỏi giúp chống đông máu. Vì vậy, với người sắp phẫu thuật hay người uống thuốc chống đông máu thì không nên ăn tỏi, tỏi sẽ phản tác dụng và làm máu lưu thông nhanh trở lại.

Hướng dẫn cách ăn tỏi sống đúng cách, đem hiệu quả tối đa

Không nên ăn củ tỏi lúc đói

Là thực phẩm cay, có tính phân hủy và kích thích niêm mạc dạ dày. Nếu ăn tỏi khi bụng đói sẽ khiến dạ dày tổn thương, đau bụng, viêm dạ dày,…

Không nên ăn tỏi khi mắc các bệnh về mắt

Khi mắc các bệnh về mắt như: viêm giác mạc, đau mắt đỏ,…thì không nên ăn tỏi. Bởi tỏi có tính hăng, gây kích ứng màng nhày và mô kết mạc sẽ làm tổn thương mắt, giảm thị lực.

Không ăn tỏi khi mắc các bệnh về gan

Mặc dù rất tốt cho tiêu hóa nhưng tỏi sẽ là “kẻ thù” cho người mắc các bệnh về gan. Vì tỏi cay, nóng khi ăn vào sẽ làm gan nóng thêm, gây hại cho sức khỏe

Một ngày ăn bao nhiêu tỏi là tốt nhất.

Tuy tác dụng của cụ tỏi rất lớn cho sức khỏe và chữa bệnh. Nhưng không nên quá lạm dụng tỏi trong các bữa ăn thường ngày. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, tỏi sẽ phát huy tối đa công dụng nếu bạn sử dụng 10g tỏi tươi/ngày.

Không nên ăn các thực phẩm kỵ với tỏi

Sự kết hợp sai cách của các thực phẩm hàng ngày có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu những dòng thực phẩm kỵ nhau để bảo vệ sức khỏe nhé.

  • Tỏi ăn với thịt gà: dẫn đến kiết lỵ
  • Tỏi ăn với trứng: tạo chất độc
  • Tỏi ăn với cá trắm: gây chứng bụng
  • Tỏi ăn với thịt chó: gây khó tiêu
tỏi kỵ với gì
Không nên ăn các thực phẩm kỵ tỏi

Các bài thuốc từ củ tỏi giúp phòng và trị bệnh cho sức khỏe

Với nhiều lợi ích mang lại, tỏi được xem là thực phẩm chữa bệnh an toàn, lành mạnh cho mọi người. Sau đây là một số bài thuốc ứng dụng các tác dụng của củ tỏi để chữa bệnh:

Bài thuốc của tỏi giúp phòng, chống cảm cúm:

Nhỏ mũi : Giã tỏi lấy nước cốt pha với nước lọc theo tỉ lệ 1: 10. Nếu phòng cảm cúm thì nhỏ 1-3 giọt vào mũi/ ngày. Trong giai đoạn cảm cúm thì tăng lên mỗi ngày 3-4 lần.

Nấu nước uống: Với tỏi 50g và hành 100g nấu nước. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén sẽ giúp bạn mau hết cảm cúm.

Bài thuốc trị bệnh tăng huyết áp:

Ngâm tỏi với rượu theo tỉ lệ 1: 5 ( 1 phần tỏi tương ứng 5 phần rượu loại 600). Uống mỗi ngày với 1 ly nhỏ ( khoảng 30-60 giọt) chia nhỏ ra nhiều lần uống. Uống theo liệu trình, liên tục từ 10 -15 ngày, sau đó dừng 3-5 ngày và uống lại tiếp tục.

Bài thuốc trị bệnh đái tháo đường:

Ngâm tỏi đã tách vỏ với rượu nếp loại 450 (theo tỉ lệ 100 g tỏi cùng 500 ml nước) trong vòng 7 ngày. Sau đó uống mỗi ngày 4 lần (trước ăn sáng, trưa, tối và đi ngủ) tương đương 1 muỗng cà phê/lần. Uống theo liệu trình giống bệnh tăng huyết áp trên.

Bài thuốc trị bệnh giun đũa, giun kim

Với bệnh giun, chỉ cần giã nát tỏi chà xát vào hậu môn khi ngủ. Hoặc có thể nấu nước với công thức 25 g tỏi + 1 lít nước. Nấu trong vòng 15 phút. Uống mỗi ngày 30 ml giúp trị giun hiệu quả.

Một số câu hỏi liên quan về tác dụng của củ tỏi

Uống nước tỏi có tác dụng gì?

Trên thực tế, tác dụng của củ tỏi mang đến chúng ta nhiều lợi ích. Vì thế, nước ép tỏi ngày càng được nhiều người quan tâm với các công dụng như: sạch nhiễm trùng đường hô hấp, giảm viêm cũng như giảm các tổn thương của da. Hơn nữa, nước tỏi còn rất tốt cho người bị bệnh cảm, tiểu đường, tim mạch.

Rượu tỏi có tác dụng gì?

Theo dân gian cũng như các nghiên cứu thực tế, rượu tỏi cực kỳ hữu ích và có nhiều tác dụng cho sức khỏe như: trị các bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch,…

Tỏi đen là gì? các tác dụng của củ tỏi đen.

Tỏi đen là sản phẩm tạo ra từ tỏi trắng, trải qua quá trình lên men trong điều kiện cụ thể. Tỏi đen có nhiều công dụng hơn nhờ lượng hoạt chất tăng lên trong quá trình chế biến.

Những tác dụng của củ tỏi đen:

  • Tăng cường đề kháng cơ thể
  • Ngừa và điều trị ung thư hiệu quả
  • Giảm cân và giảm hàm lượng cholesterol trong máu
  • Chống oxy hóa
  • Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: xơ động mạch, đột quỵ,..
  • Giảm đau, viêm khớp
  • Thải độc, tốt cho gan

Các bài viết liên quan

>> Tác dụng của rong nho, cách chế biến và bảo quản

>> Giá trị dinh dưỡng của khoai tây theo USDA

>> Tác dụng của cà chua trong sức khỏe và làm đẹp

Mỹ Phương

Nguồn tham khảo chọn lọc
https://vi.wikipedia.org/
https://www.healthline.com/
5/5 – (2 bình chọn)
Rate this post