05 nguyên tắc xây dựng thực đơn khi nấu ăn cho gia đình.

Thực đơn nấu ăn cho gia đình ngon miệng, giá tiền phù hợp, dễ thực hiện là câu hỏi rất nhiều bạn quan tâm, vậy nguyên tắc xây dựng thực đơn nấu ăn trong gia đình như thế nào? Kênh Đầu Bếp gợi ý cho bạn bộ 5 nguyên tắc nấu ăn cho gia đình để bạn tham khảo trước khi quyết định chọn một thực đơn áp dụng cho gia đình ngày hôm nay.

Bộ 05 nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn gia đình

Mỗi ngày, thông thường có 03 bữa ăn chính ở Việt Nam – sáng, trưa và tối. Những món ăn trong thực đơn có vai trò cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để các thành viên duy trì sức khỏe, thể trạng và trạng thái tinh thần tốt nhất.

Vậy có nguyên tắc nào để xây dựng thực đơn cho gia đình vừa ngon miệng vừa hợp khoa học không? Mời chị em hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Nguyên tắc số 1: Thực đơn đa dạng

Nguyên tắc tạo nhiều thực đơn đa dạng

Thực đơn càng đa dạng càng tốt, để luôn luôn làm mới bạn nên thường xuyên tham khảo các thực đơn mới trên internet hoặc trên Kênh Đầu Bếp để áp dụng. Càng đa dạng thì bạn càng có nhiều ý tưởng để chọn món ăn, mọi người khi thưởng thức món mới thường có xu hướng háo hức, chờ đợi và thích thú hơn là phải ăn hoài một món.

Lưu ý, thực đơn đa dạng ở đây có nghĩa bạn biết nhiều thực đơn và mỗi bữa bạn lại áp dụng một thực đơn phù hợp cho gia đình của mình.

Bạn nên sưu tầm thật nhiều thực đơn tại bài viết “hôm nay ăn gì với 122 thực đơn” để làm bí quyết nấu ăn hằng ngày đa dạng mình.

>> Xem thêm: Tổng hợp thực đơn trả lời cho hôm nay ăn gì

Nguyên tắc số 2: Phù hợp với tất cả thành viên

Gia đình là nơi “thực khách” thì ít mà sự đa dạng thì nhiều, cụ thể một gia đình có thể có ông bà nội, cha mẹ, chồng, con cái… Vì vậy có một nguyên tắc bất di bất dịch khi thiết kế các món ăn dành cho gia đình đó là đáp ứng nhu cầu của tất cả các thành viên trong gia đình. 

Ví dụ, trong một mâm cơm phải có các món ăn đa dạng phù hợp với sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của mọi người trong nhà căn cứ theo tuổi tác, thói quen, tình trạng sức khỏe, người đau người khỏe… để chọn lựa và chế biến món ăn phù hợp.

Tính chất chung:

  • Người già thích ăn những món ít gia vị, nấu nhừ.
  • Trẻ nhỏ thích những món ăn có nhiều nguyên liệu màu sắc bắt mắt.
  • Người lớn thích ăn đồ chiên xào.

Nếu gia đình ít người chỉ có vợ chồng và con cái lớn thì đơn giản rồi phải không! Nhưng nếu bạn đối diện với tình huống trong gia đình có nhiều thế hệ thì nên chọn những thực đơn mà món chính sử dụng các nguyên liệu trung tính, tính lành, dễ ăn là tối ưu nhất, ví dụ như thịt heo, thịt gà, cá hiền, tôm, bầu bí… Nếu không hãy tách riêng thực đơn cho người già và người trẻ.

Nguyên tắc số 3: Đáp ứng dinh dưỡng

Xếp sau nguyên tắc về nhu cầu chính là nguyên tắc đáp ứng cân bằng dinh dưỡng. Một bữa ăn hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng là bữa ăn có đầy đủ các món ăn kết hợp 4 nhóm thực phẩm:

  •  Nhóm thực phẩm chứa chất đạm
  • Nhóm thực phẩm chứa tinh bột
  • Nhóm thực phẩm chứa chất béo
  • Nhóm thực phẩm chứa các vitamin và chất khoáng

Đồng thời bạn nên tính toán nhu cầu năng lượng cần thiết của thành viên trong gia đình để nấu khẩu phần cho phù hợp, lượng calo tham khảo là 2.000 kcal/ngày cho người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên, và cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Trẻ em 1 đến 3 tuổi lượng calo tham khảo cần thiết là 1000kcal/ngày, lượng calo khuyến nghị cho từng đối tượng là khác nhau.

>> Chi tiết thêm: Bảng giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày của Hoa Kỳ

Nguyên tắc số 4: Phù hợp với túi tiền

Nguyên tắc số 4: Nấu ăn Phù hợp với túi tiền
Chọn món ăn phù hợp và chế biến vừa đủ khẩu phần ăn

Thật sự ai cũng muốn mua những thứ đắt tiền, hiển nhiên thông thường thì món đắt tiền thì thường ngon, bởi ông bà ta có câu “tiền nào của nấy”. Tuy nhiên ăn uống là việc suốt đời, vậy nên bạn phải chọn thực đơn có giá cả phù hợp với túi tiền. Không nên tập trung một bữa quá thịnh soạn, còn hôm sau thì lại quá sơ sài, thiếu thốn. Một người giỏi nội trợ phải biết cân đo đong đếm sao cho hài hòa trong khả năng chi trả của gia đình là tốt nhất.

Bên cạnh đó thì bạn cũng nên mua và chế biến món ăn đủ với nhu cầu của gia đình, không nên thừa mứa quá nhiều gây lãng phí.

Nguyên tắc số 5: Xây dựng menu có chủ đề

Nấu ăn có chủ đề giúp người ăn ngon miệng hơn
Xây dựng menu có chủ đề rõ ràng cho bữa ăn

Việc nấu ăn cũng như xây nhà vậy, ngôi nhà do Kiến trúc sư thiết kế nhìn sẽ rất khác biệt với bạn tự nghĩ chắp vá mà thành. Nấu ăn cũng cần được thiết kế và lên chủ đề, khi nấu có chủ đề giúp bạn tiết kiệm được chi phí hơn, ăn ngon miệng hơn, nhìn bắt mắt hơn và cũng như đa dạng danh mục món ăn của bạn hơn.

Tránh trường hợp nấu loạn xạ, món gì cũng có trong một thực đơn ví dụ: nào bò lúc lắc, canh cá bông lau, cà ri gà rồi thêm thịt luộc mắm tôm rau sống chỉ trong một thực đơn của bữa ăn. Khi nấu như vậy bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và tốn tiền mà người ăn thì không biết vị nào là chủ đạo của món ăn cả, chưa kể còn dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Trên là 05 nguyên tắc chung để xây dựng menu thực đơn nấu ăn cho gia đình hàng ngày, bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào hãy bình luận ở bên dưới nhé!

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post