11 công dụng của gừng trả lời câu hỏi “gừng có tác dụng gì?”

Gừng là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Được xem là một loại gia vị hoặc có thể là thành phần chính trong món ăn. Gừng ở Á Đông từ lâu cũng được xem là một vị thuốc, trị giảm, giảm ho, tiêu đờm, thông tin lạc rất tốt.

Gừng thuộc họ Zingiberaceae, cùng họ có nghệ, bình tinh, riềng… Gừng có thể được sử dụng tươi, khô, bột, chiết xuất tinh dầu hoặc làm nước ép.

công dụng của củ gừng
củ gừng luôn có trong mọi căn bếp

Thành phần dinh dưỡng của gừng

Theo nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trong 100g gừng tươi chứa 20 kcal, 0.33g protein, 0.1g chất béo, 4.93g carbohydrate, 2.6g chất xơ, khoáng chất có canxi, kali, sắt, magie và một số vitamin nhóm B, Vitamin E và Vitamin K

Chi tiết theo bảng sau:

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g gừng tươi (nguồn USDA)

Tên Số lượng %DV
Năng lượng 20 kcal  
Protein 0.33 g  
FAT (tổng chất béo) 0.1 g  
Carbohydrate 4.83 g  
Chất xơ 2.6 g  
Canxi, Ca 74 mg 5%
Sắt, Fe 0.28 mg 1%
Magie, Mg 4 mg 1%
Phốt pho, P 2 mg 0%
Kali, K 36 mg 1%
Natri, Na 906 mg 68%
Kẽm, Zn 0.04 mg 0%
Đồng, Cu 0.018 mg 0%
Selen, Se 0.4 µg 1%
Vitamin C 0 mg 0%
Thiamin (B1) 0.02 mg 2%
Riboflavin (B2) 0.015 mg 1%
Niacin (B3) 0.022 mg 0%
Vitamin B-6 0.037 mg 2%
Folate, B9 1 µg 0%

μg = micrograms • mg = milligrams
% DV là giá trị dinh dưỡng hàng ngày dựa trên số liệu khuyến cáo của Hoa Kỳ đối với người trưởng thành
Nguồn: USDA FoodData Central

Công dụng của gừng

Ngày nay, gừng ngoài tác dụng làm thực phẩm, gia vị, trị bệnh còn ứng dụng trong làm đẹp. Gừng còn có tinh chất quý được y học hiện đại chiết xuất ứng dụng rộng rãi trong chữa bệnh.

tác dụng của củ gừng tươi

Dưới đây là các tác dụng của gừng đã được khoa học chứng minh.

1. Gừng chứa gingerol, chất chống oxy hóa.

Gừng được sử dụng trong y học cổ truyền rất lâu. Cũng thường xuyên được dân gian sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn và giúp chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.

Hương thơm và hương vị độc đáo của gừng đến từ các loại dầu tự nhiên của gừng, trong đó quan trọng nhất là hợp chất sinh học gingerol.

Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng. Theo nghiên cứu, gingerol có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

2. Gừng giúp chống viêm

Trên thực tế, chiết xuất gừng có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Gừng chứa hợp chất 6-gingerol có rất hiệu quả chống lại các vi khuẩn gây viêm miệng, nhiệt miệng, viêm nướu.

Gừng tươi cũng có thể có hiệu quả chống lại vi rút hợp bào hô hấp (RSV), một nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài các tác dụng trong việc giảm viêm ở đường hô hấp và khoang miệng, gừng cũng hỗ trợ giảm đau, giảm viêm cho những người bị viêm loét dạ dày khi sử dụng gừng tươi.

3. Gừng có tác dụng chữa cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Nhiều người sử dụng gừng để hỗ trợ chữa bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Gừng tươi có thể giúp bảo vệ hệ hô hấp, chống viêm rất tốt.

Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng chống cảm lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hoá. Gừng thường xuyên được xem là một vị thuốc trong dân gian dùng để trị ho gió, cảm lạnh.

làm trà gừng có tác dụng chữa ho, giải cảm
trà gừng trị cảm giảm ho

Cách dùng gừng trị cảm lạnh: Lấy 10gr gừng tươi giã nát rồi hòa với nước sôi. Sau đó lọc lấy nước bỏ bã gừng và cho thêm 10gr đường trắng, khuấy đều. Uống hỗn hợp này khi nóng giúp làm ấm cơ thể và hỗ trợ điều trị khi bị cảm lạnh.

Y học hiện đại đã chứng minh, gừng chứa hợp chất Gingerol có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp giảm viêm nhiễm từ bên trong hiệu quả, chống lại các tổn thương khi bị virut cúm gây ra.

4. Gừng chữa ho.

Ho là triệu chứng của nhiều bệnh nhất là ho lâu ngày, lại kèm sốt về chiều, có thể là ho lao, cần phải đi khám. Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng gừng qua các chứng ho sau đây:

  • Ho vì nhiễm lạnh: có thể dùng nước sắc gừng với 2 vị thuốc vỏ cam quýt và ít vỏ quế để uống.
  • Ho gió: có thể dùng nước sắc gừng pha với mật ong; pha với nước mía hoặc có thể pha với nước sâm, nước đinh lăng… để uống

Với những bài thuốc gừng chữa ho bạn nên áp dụng cho trường hợp ho khi trái gió trở trời, hoặc biết bị nhiễm lạnh. Những cơn ho lâu ngày, ho dai dẳng bạn nên đến bác sỹ kịp thời để thăm khám.

5. Giảm buồn nôn, đặc biệt là ốm nghén.

Dùng một lát gừng tươi nhỏ, nhai nuốt hoặc dùng lát gừng tươi giã dập hãm nước sôi thêm ít đường có hiệu quả cao trong việc chống buồn nôn, giúp giảm buồn nôn cho những người trải qua một số loại phẫu thuật. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn liên quan đến hóa trị và ốm nghén.

Những phụ nữ mang thai gần chuyển dạ hoặc bị sẩy thai nên tránh dùng gừng. Gừng được chống chỉ định với tiền sử chảy máu âm đạo và rối loạn đông máu.

6. Có thể giúp chữa bệnh viêm xương khớp.

Chiết xuất gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu hay đau nửa đầu.

Có một số nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. Bằng cách ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác, gừng giúp cải thiện tình trạng viêm khớp gối và đau nhức liên quan

Mặc dù tại Việt Nam gừng không được dùng phổ biến để trị các bệnh về đau nhức khớp, nhưng hãy dùng 5-10g gừng tươi pha nước uống mỗi ngày nhất là mùa đông bạn sẽ cảm thấy ấm người và những cơn đau xương khớp giảm đi rõ rệt.

7. Gừng giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

Gừng có thể giảm mức cholesterol xấu, chống nhiễm trùng, giảm đau cơ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Gừng có thể giúp  phòng chống các cơn đau tim bằng  cách giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ cục máu đông.

thuốc chiết xuất từ củ gừng

Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2, 2 gam bột gừng mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu lúc đói xuống 12%.

Nó cũng cải thiện đáng kể hemoglobin A1c (HbA1c), một chỉ số thể hiện lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy HbA1c đã giảm 10% trong thời gian 12 tuần.

Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g), sẽ không phải dùng Aspirin. Gừng ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao và tim mạch.

8. Gừng có tác dụng trị đầy bụng, khó tiêu.

Khi bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần ăn một chút gừng (thái lát mỏng) chấm với muối sẽ có tác dụng ngay. Phương pháp: ăn ngay một chút gừng chấm muối khi thấy có dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Sau đó 10 phút lại nhấm nháp một chút gừng nữa, bệnh sẽ giảm ngay.

Vì vậy, khi nào bạn bị khó tiêu đầy hơi, hãy thử dùng gừng tươi để chữa các chứng ăn không tiêu, nôn mửa, đau lạnh vùng bụng, gừng giúp kích thích tiêu hóa, giúp ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

9. Gừng có thể giúp giảm cân.

Gừng có thể đóng một vai trò trong việc giảm cân, theo các nghiên cứu được thực hiện trên người, kết luận rằng việc bổ sung gừng làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, tỷ lệ eo-hông và tỷ lệ hông ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Gừng có tính nóng, có thể tạo ra quá trình sinh nhiệt, giúp bạn có được cho mình một trong những cách hiệu quả để giảm cân, đào thải mỡ. Công dụng chủ yếu của nước gừng là giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa, giúp đẩy nhanh quá trình giảm cân hiệu quả.

10. Gừng giúp ngăn ngừa ung thư.

Gừng đã được Y học phương Tây nghiên cứu như một phương thuốc hỗ trợ chữa và ngăn ngừa ung thư.

Các đặc tính chống ung thư của gừng được chú ý là do gừng chứa hợp chất gingerol, được tìm thấy số lượng lớn trong gừng tươi. Được gọi là [6] -gingerol một chất chống oxy hóa đặc biệt mạnh mẽ.

Gingerol là chất chống Oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn mạnh có thể ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả. Các nghiên cứu gần đây cho thấy gừng giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư tuyến tụy, gan.

11. Có thể cải thiện chức năng não và bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer.

Căng thẳng oxy hóa và viêm mãn tính có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Chúng được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng các chất chống oxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học trong gừng có thể ức chế các phản ứng viêm xảy ra trong não.

Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy gừng có thể giúp tăng cường chức năng não trực tiếp. Sử dụng gừng hàng ngày đã được chứng minh là cải thiện thời gian phản ứng và trí nhớ làm việc. Gừng có thể giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm chức năng não do tuổi tác

Gừng chế biến món gì?

Gừng rất thân thuộc trong ẩm thực Việt Nam, gừng dùng làm gia vị như làm mắm gừng, gà kho gừng, vịt kho gừng …vv hay dùng làm thành phần chính như mức gừng. Nhưng nếu bạn vẫn còn thắc mắc gừng dùng để làm gì thì đây là một số gợi ý cụ thể:

gà kho gừng
món gà kho gừng
  • Làm mắm gừng (dùng 2 lát gừng, 1 trái ớt, 4 tép tỏi, 1 muỗng đường dã dập, sau đó thêm nước mắm để làm mắm gừng chấm hải sản, chấm thịt vịt)
  • Làm gia vị chính như: món gà kho gừng, vịt kho gừng, cá kho, thịt kho gừng
  • Làm nước uống: Trà gừng tươi, thêm vào các món nước ép như nước ép táo, nước ép ổi…vv để tăng hương vị
  • Gừng làm thành kẹo gừng, mức gừng

Tham khảo thêm:

>> Ăn dứa có tác dụng gì?
>> Tác dụng của bí đao và thành phần dinh dưỡng
>> Tác dụng của rau diếp cá là gì?

Thanh Tú

5/5 – (1 bình chọn)
Rate this post